4 minh chứng cho thấy kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam

Rất nhiều chuyên gia đã nhận định kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nhận định này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin chứng minh ngay dưới đây. Bạn có thể tham khảo để có được cho mình câu trả lời cụ thể nhất.

4 minh chứng cho thấy kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam

Lịch sử kinh dịch của Việt Nam

Sở dĩ nói, kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam là bởi bộ môn khoa học cổ này được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã có từ thời Hùng Vương. Theo đó, suốt hơn 1000 năm đô hộ, người Trung Hoa đã tiếp thu được Kinh Dịch của người Việt và cải biến, sáng tạo để trở thành một nền tảng văn hóa của họ. Điều này cũng lý giải cho những sự trùng hợp trong cách sinh hoạt và đời sống giữa người Việt với người Trung Hoa.

Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, chủ quyền của người Việt với Kinh Dịch cũng vì thế mà bị mất đi. Vì thế, hiện nay, nhiều thông tin cho rằng, kinh dịch học là sáng tạo của vua Phục Hy của Trung hoa. Nhưng sự thật lại không phải vậy. Bởi ngay cả khi phong tục của họ xem trọng phương Đông, từ vị trí xây cung điện đến vị trí của vua và vị trí tiếp khách đều ở phương Đông thì trong kinh dịch họ vẫn thừa nhận hướng Nam là hướng văn minh, quan trọng nhất. 

Lịch sử kinh dịch của Việt Nam

Theo đó, khi bói Kinh Dịch, họ sẽ đặt sách lên bàn thờ và cho quay mặt về hướng Nam để bái lạy. Như vậy, trong tiềm thức của họ dù muốn hay không cũng đã công nhận tổ tiên nguồn gốc của kinh dịch là đến từ Phương Nam. Đây chính là hướng của đất nước các Vua Hùng.

4 bằng chứng cho thấy kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam

Bạn còn đang băn khoăn liệu nhận định kinh dịch di sản sáng tạo của Việt Nam có chính xác hay không? Chúng tôi sẽ đưa ra 4 bằng chứng dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc trưng của bộ môn khoa học cổ này ở Việt Nam.

Chứng lý vật thể 

Có nhiều vật thể đã chứng minh, Kinh Dịch đã xuất hiện tại Việt Nam từ hơn 1000 năm trước. Tức là trước khi người Trung Hoa có mặt và đô hộ nước ta. Đó chính là chiếc nồi bằng đất nung tại xòm rền trong nền Văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên. Trên chiếc nồi trang trí hoa văn là 4 hào tiền. Đây chính là hào trong bói kinh dịch. Nó xem như một lời cầu xin thần linh về sự yên bình, mưa thuận gió hòa. Trong khi đó, người Trung hoa vẫn chưa có chứng lý xác thực nào cho thấy Kinh Dịch thực sự là do vua Phục Hy sáng tạo ra.

Chứng lý vật thể

Chứng lý ngôn ngữ học

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong Kinh Dịch có một số quẻ bói là bằng tiếng Việt, không phải tiếng Trung Quốc. Điển hình là 8 quẻ đơn gồm: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài đều được đọc theo tiếng Việt mà không phải là tiếng Trung Quốc. Trong khi đó, đây là 8 quẻ có vai trò then chốt trong bộ môn khoa học cổ này. Nếu đây thực sự là sáng tạo của người Trung Hoa thì không có lý gì lại dùng tiếng Việt để đặt cho 8 quẻ bói quan trọng như vậy.

Chứng lý đồ tượng

Những người chuyên nghiên cứu về Kinh Dịch sẽ biết được, quái tượng (quẻ) và đồ tượng là 2 hình tượng cơ bản và có tính quan trọng trong việc cấu tạo nên bộ môn khoa học này. Trong Kinh Dịch có 3 đồ tượng gồm: Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ và Trung Thiên Đồ. Đây là 3 đồ tượng quan trọng để tạo nên sự hoàn chỉnh của Kinh Dịch. 

Những bài viết hay tại Huyền Đồ :

Trong khi đó, Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ được tìm thấy ở Trung Quốc nhưng tuyệt nhiên không thấy Trung Thiên Đồ. Đây vốn được xem là một chứng lý quan trọng nhất để xác nhận chủ quyền của Kinh Dịch.Thế nhưng, đồ tượng này lại được tìm thấy ở Việt Nam. Như vậy cũng đủ để hiểu được, chủ nhân thực sự của Kinh Dịch là ai. Không ai khác chính là Việt Nam. Cũng nhờ có Trung Thiên Đồ do tổ tiên sáng tạo nên để dựa vào đó viết lời hào nên người Việt cũng có thể đọc lại Kinh Dịch được chính xác hơn.

Truyền thuyết chứng minh Việt Nam là minh chứng của Trung Thiên Đồ 

Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ từ lâu được hiểu là một huyển sử để nói đến nguồn gốc dân tộc Việt, về tình yêu thương,đoàn kết giữa đồng bào, anh em. Tuy nhiên, đây cũng là một câu chuyện cất dấu di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt. Trong câu chuyện đều có đủ 8 quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Theo đó:

Lạc Long Quân được gọi là cha ký hiệu quẻ CÀN (vua, cha)

  • Lạc Long Quân được gọi là cha ký hiệu quẻ CÀN (vua, cha)
  • Người đưa 50 con xuống thủy phủ sống là nước, ký hiệu quẻ KHẢM (nước)
  • Lạc Long Quân diệt được  Hồ tinh tại đầm Xác Cáo ký hiệu là ĐOÀI (đầm)
  • Sự tích Lạc Long Quân cùng Kinh Dương Vương đánh đuổi thần xương cuồng (cây hóa thành tinh) ký hiệu là Tốn (mộc).
  • Âu Cơ được xưng là mẹ ký hiệu quẻ KHÔN (mẫu, mẹ)
  •  Truyền thuyết đã xác định rõ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có tính cách tương phản nhau. Trong khi Lạc Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). 
  • Âu Cơ đưa 50 người con lên núi ký hiệu là Cấn (núi)
  • Người con cả được tôn lên làm vua ký hiệu là CHẤN (đồ tượng của chấn là người con trưởng).

Với nhiều bằng chứng cả về lý từ, vật thể cho đến phi vật thể nói trên đã cho thấy một sự thật dịch lý việt nam, không phải của người Trung Hoa như nhiều người nhầm tưởng. Để hiểu rõ hơn về bộ môn khoa học này hay bạn muốn học các bói quẻ kinh dịch hãy liên hệ đến số ĐT: 0982862715 ( Phúc) để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.

 

huyendo

Tất cả bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và giúp bạn có thêm thông tin lựa chọn. Tiêu chí chúng tôi là đức năng thắng số.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *