Nghe bài viết bằng giọng đọc huyendo.com :
Cách bố trí ông địa, ông thần tài rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bố trí và cúng bái ông địa, ông thần tài chính xác nhất. Dưới đây là 1 số kinh nghiệm mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cúng các vị thần may mắn, tài lộc.
Ý nghĩa trong cách bố trí ông địa, ông thần tài
Đối với những người kinh doanh, không thể nào bỏ qua nghi thức cúng thờ ông địa, ông thần tài. Đây là 2 vị thần tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Những người kinh doanh thường cúng bái những vị thần này để mong cho công việc suôn sẻ, thuận lợi.
Bàn thờ ông thần tài phải đặt dưới đất
Tuy nhiên, cách bố trí ông địa, ông thần tài đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không phải chỉ đơn thuần xây bàn thờ, đặt lễ, tượng lên là đủ. Gia chủ cần phải biết xem hướng và bố trí ông địa, ông thần tài chuẩn xác nhất.
Vị trí đặt bàn thờ ông địa, ông thần tài
Đối với bàn thờ ông thần tài, ông địa, chúng ta cần đặt ở dưới đất, góc nhà. Khi chọn vị trí, hãy chú ý tới hướng của vượng khí vào nhà. Hoặc, dựa vào những vị trí hợp mệnh với gia chủ mà có thể linh hoạt đặt bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ ông địa và ông thần tài khá khác biệt so với bàn thờ tổ tiên. Điều này xuất phát từ ý nghĩa phong thủy bàn thờ ông địa. Khi lựa chọn vị trí đặt bàn thờ như vậy, chúng ta sẽ phân biệt được không gian thờ cúng thần linh và thờ cúng tổ tiên trong nhà.
Bài viết hay :
- Tử vi là gì? Nguồn gốc của Tử Vi được xuất phát từ đâu?
- Sơn nhà theo phong thủy hợp với từng tuổi mà bạn nên biết
- Tất tần tật kiến kiến thức về phong thủy cổng nhà
- Tử vi người tuổi Tí năm 2020
- Bật mí các yếu tố quan trọng khi đặt tên con theo phong thủy
Phía sau bàn thờ phải là chỗ dựa vững chắc. Tuyệt đối không đặt bàn thờ gần thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp. Đây là những nơi ô uế, nhiều tà khí, ảnh hưởng tới sự linh thiêng nơi thờ phụng. Mặt khác, chúng ta cũng không nên đặt ông thần tài, ông địa ở góc khuất. Như vậy, vượng khí và tài lộc sẽ không thể vào nhà.
Bàn thờ phải đặt ở vị trí sạch sẽ, khô ráo
Cách bố trí ông địa, ông thần tài đúng chuẩn
Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp để đặt bàn thờ, gia chủ hãy lưu ý tới chỗ ngồi của Thần Tài, ông địa cũng như mọi thứ xung quanh 2 vị thần này.
Cách sắp xếp bàn thờ ông Thần Tài đó là đặt ông Thần Tài bên trái, Ông Địa bên phải. Đặt các vị thần ngay ngắn và có khoảng cách vừa phải. Ở chính giữa bàn thờ, đặt 1 bát nhang đã được rửa sạch, tẩy uế. Giữa Thần Tài, Ông Địa là 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối, nước được xếp theo thứ tự tương ứng.
Khi xếp bàn thờ ông địa, ông thần tài, đừng quên khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước. Hình chữ thập được xếp từ 5 chén nước này chính là sự tượng trưng cho Ngũ Hành tương sinh, mang tới những điều tốt đẹp.
Lễ vật bàn thờ trong dịp cúng
Cóc ngậm tiền cũng là 1 trong những vật phẩm phong thuỷ linh thiêng được nhiều gia chủ thờ cúng. Nói đến cách đặt bàn thờ ông địa thần tài Di Lặc hợp phong thủy, trên bàn thờ Thần Tài nhất định phải có cóc ngậm tiền để cầu tài lộc. Tuy nhiên, cần lưu ý tới cách đặt cóc sao cho chính xác. Buổi sáng gia chủ quay cóc ra ngoài để đón lộc. Buổi tối gia chủ quay cóc vào trong để giữ lộc.
Cuối cùng, hãy đặt tô nước với cánh hoa tươi ở bên trong. Người ta gọi đây là Đường Tụ Thủy, giúp gia chủ giữ tiền bạc, tránh thất thoát.
Đồ cúng ông địa, ông thần tài cần có những gì?
Bàn thờ thần tài gồm những gì? Có lẽ đây là điều mà không phải ai cũng biết. Nếu như bạn ít có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy ghi nhớ những lễ vật cơ bản dưới đây.
Cóc ngậm tiền là 1 vật phẩm phong thuỷ không thể thiếu
Những đồ cúng không thể thiếu bao gồm nến, nhang, 3 cốc nước, 3 cốc rượu, gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt sạch, thuốc lá, hoa tươi (thường là hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…), tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu), xôi đậu xanh.
Đặc biệt, không thể quên bộ tam sên gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm. Người ta còn thường sắm thêm cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi để lễ vật đầy đủ.
Ngoài chuẩn bị lễ vật cho ông thần tài, ông địa, gia chủ cũng nên thường xuyên vệ sinh tượng của các vị thần. Mặc dù đặt dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ. Điều này cũng góp phần mang lại cho gia chủ những điều may mắn hơn.
Khi làm sạch, vệ sinh các vị thần tài, hãy chú ý dùng nước sạch hoặc rượu pha loãng. Tuyệt đối không dùng nước bẩn hoặc những chất lỏng khác, gây ô uế nơi thờ tụng.
Nhìn chung, cách bố trí ông địa, ông thần tài không quá phức tạp. Nhưng nếu như không tìm hiểu kỹ, chúng ta vẫn dễ mắc phải những điều cấm kỵ về mặt phong thuỷ. Do đó, nếu như bạn có ý định kinh doanh, đừng bỏ qua những kinh nghiệm về cách bố trí ông địa, ông thần tài mà chúng tôi chia sẻ trên đây nhé.
Video xem thêm :
Tham khảo một số tài liệu : https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_T%C3%A0i