Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành từ lâu đã trở thành một “chuẩn mực vàng” giúp bố mẹ và bác sĩ đánh giá chính xác nhất tình trạng tăng trưởng của bé. Nhờ bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi theo tiêu chuẩn WHO, bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết sớm được tình trạng chậm lớn của trẻ để đưa bé đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời.

Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi tăng trưởng như thế nào?

Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi sẽ tăng trưởng như sau:

1. Về chiều cao

Trẻ 10 tuổi có thể cao lên gấp 2.7 – 2.8 lần lúc vừa chào đời. Trong đó:

2. Về cân nặng

Trẻ 10 tuổi có thể nặng hơn từ 9.5 – 10 lần cân nặng lúc vừa chào đời. Trong đó:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi

Tùy theo giới tính tốc độ tăng trưởng của trẻ có sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi mới nhất do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành:

1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn mới nhất

2. Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn mới nhất

Hướng dẫn tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi

Để tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi, bố mẹ cần:

Theo quy định mới của Tổ chức Y tế thế giới, ngày tuổi và tháng tuổi của trẻ sẽ được tính tròn theo tháng hoặc theo nằm, nghĩa là nếu trẻ chưa đủ 30 ngày tuổi thì tính là 0 tháng tuổi, nếu trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi thì không thể tính là trẻ 1 tuổi. Theo đó, các định nghĩa:

Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi

Có rất nhiều cách đo chiều cao và cân nặng khác nhau cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không đo lường theo đúng phương pháp mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia quy định, kết quả đầu ra có thể bị sai số và không phản ánh đúng thực trạng tăng trưởng của bé. Vì thế, để lấy được thông số chiều cao và cân nặng của bé một cách chính xác, bố mẹ nên thực hành theo hướng dẫn sau:

1. Nguyên tắc đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái

Về nguyên tắc, khi đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái, bố mẹ cần phải xác định chính xác số tháng tuổi của bé. Nếu:

Về dụng cụ

Cách đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi

Để đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, bố và mẹ cần phối hợp cùng nhau thực hiện theo các bước sau:

Cách đo chiều cao cho trẻ trên 24 tháng tuổi

Để đo chiều cao cho trẻ trên 24 tháng tuổi, bố hoặc mẹ cần thực hiện theo các bước sau:

2. Nguyên tắc đo cân nặng để tra cứu bảng cân nặng của trẻ

Về dụng cụ, bố mẹ có thể dùng bất kỳ loại cân nào có vạch chia nhỏ nhất là 0.1kg để đo trọng lượng cho bé, chẳng hạn như cân điện tử, cân đồng hồ, cân treo, cân đòn,…

Về nguyên tắc đo cân nặng của trẻ, bố mẹ cần:

Về phương pháp, để đo cân nặng chính xác cho trẻ, bố hoặc mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Nếu trẻ chưa thể đứng được thì bố mẹ cần đặt bé vào giữa lòng (máng) cân dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc dùng phương pháp “mẹ bồng con” để cân cả 2 mẹ con; sau đó trừ cân nặng của mẹ ra là được.

Chiều cao cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi, chẳng hạn như do gen di truyền, do chế độ dinh dưỡng/vận động/nghỉ ngơi hoặc do chất lượng môi trường sống, bệnh lý nền và sức khỏe trong thời kỳ mang thai của mẹ. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ, chỉ có gen di truyền là không thể thay đổi được; còn lại, bố mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh để tạo điều kiện tối ưu cho bé phát triển vượt trội. Cụ thể:

1. Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy tồn tại hơn 12000 mã gen khác nhau có khả năng quyết định tới 80% chiều cao của trẻ. Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho thấy, các yếu tố di truyền như trọng lượng sơ sinh của bố mẹ lúc vừa chào đời cũng có thể quyết định đến 5% trọng lượng sau khi sinh của trẻ. Như vậy, dù ít hay nhiều thì gen di truyền đều có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành.

2. Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống

Dinh dưỡng ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ duy trì các hoạt động sống, chúng còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Nói cách khác, mọi việc điều chỉnh hàm lượng hay thay đổi thành phần dinh dưỡng đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của bé.

Ví dụ, trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời được chứng minh là dễ tăng cân nhanh hơn trẻ sơ sinh dùng sữa công thức. Ngược lại, thì trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 – 12 tháng tuổi sẽ dễ tăng cân hơn khi được dùng sữa công thức thay vì sữa mẹ. Điều này cho thấy, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn có khả năng tác động đến tốc độ tăng trưởng của bé theo từng thời kỳ.

Bên cạnh dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần lớn vào việc phát triển của trẻ. Nếu trẻ thường xuyên sống trong một môi trường ẩm thấp, ô nhiễm hay ở gần các mầm bệnh, trẻ chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và khiến hành trình tăng trưởng bị gián đoạn. Từ đó, trẻ dễ bị thấp lùn, còi cọc, chậm lớn hoặc ngừng tăng cân.

3. Các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Theo các báo cáo khoa học, hầu hết bệnh lý mãn tính đều có thể khiến trẻ chậm phát triển về cả chiều cao lẫn cân nặng. Cụ thể:

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Những sai lầm trong cách chăm sóc và nuôi dạy của bố mẹ hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của con theo nhiều cách, chẳng hạn như:

5. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Theo nghiên cứu, có hơn 64% trẻ em bị suy dinh dưỡng bào thai – tức cân nặng khi sinh ra nhỏ hơn 2.5kg – đều được sinh ra từ những người mẹ đang mắc ít nhất 1 căn bệnh mạn tính trong thai kỳ. Kết quả này cho thấy, việc đảm bảo một sức khỏe tốt cho mẹ trong khi mang thai hoàn toàn có thể quyết định đến cân nặng của bé khi chào đời.

Trong khi đó, nếu không may mẹ bị trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, hay căng thẳng và mất ngủ,…thì 2 hóc môn Prolactin và Oxytocin có thể hoạt động kém hiệu quả, khiến mẹ sản xuất được rất ít sữa, mất sữa hoặc có sữa nhưng thành phần dinh dưỡng trong sữa không cung cấp đủ vi chất và năng lượng cho con. Từ đó, trẻ bú mẹ có nguy cơ cao bị chậm lớn, chậm tăng cân hoặc thậm chí dừng tăng cân và suy dinh dưỡng.

6. Chế độ vận động, thể dục thể thao

Tập thể dục được chứng minh là cách kích thích tuyến yên bài tiết hóc môn tăng trưởng GH (Growth Hormone) mạnh mẽ nhất. Hóc môn này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng sinh của nguyên bào xương, thúc đẩy quá trình hình thành xương và giúp bé tăng trưởng chiều cao vượt trội.

Mặt khác, hóc môn tăng trưởng GH còn giúp kích thích tổng hợp protein và tăng cường phân hủy chất béo để cung cấp năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mô. Nhờ đó, tập thể dục thể thao ngoài việc giúp bé phát triển chiều cao như ý, còn giúp bé có được một thân hình săn chắc và tăng cân khỏe mạnh.

Cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn: Bố Mẹ phải làm gì?

Khi thấy các thông số tăng trưởng của con không nằm trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi, bố mẹ cần:

1. Về dinh dưỡng

2. Về vận động

Trẻ em có nhiều hình thức hoạt động thể chất khác nhau, bao gồm việc trườn (bò), đứng, lèo trèo, đi bộ, chơi trò chơi, mang vác vật nhẹ, tập thể dục hoặc chạy nhảy và tự do vui chơi….Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em cần ít nhất 60 phút vận động mỗi ngày để có thể phát triển thể chất tối ưu.

Tốt nhất, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được tham gia các trò chơi chạy nhảy, vận động ngoài trời để vừa kích thích hóc môn tăng trưởng GH một cách tự nhiên, vừa cho trẻ cơ hội tăng cường tổng hợp Vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp bé cao lớn vượt trội.

3. Về chế độ ngủ nghỉ

Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để trẻ có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi hóc môn tăng trưởng GH được cơ thể trẻ tiết ra mạnh nhất vào giấc ngủ đêm. Do đó, việc khó ngủ, ngủ không sâu hay ngủ thiếu giấc hoàn toàn có thể làm trì trệ tiến trình tăng trưởng của bé. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc theo thời lượng sau:

Nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng tăng trưởng mà các thông số cân đo của bé vẫn không đạt chuẩn so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ do WHO ban hành, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi mà bố mẹ cần lưu tâm. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bố mẹ hiểu được chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi như thế nào mới đạt chuẩn, cũng như cách xử trí phù hợp khi thấy trẻ chưa bắt kịp nhịp tăng trưởng vốn có. Nếu còn kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn sớm. Hẹn gặp bố mẹ và bé yêu tại chi nhánh Nutrihome gần nhất!

0937895335
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon