Ngứa lỗ tai trái và phải là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Hiện tượng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng ngứa lỗ tai trái, phải? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bổ ích và kinh nghiệm khắc phục trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ngứa lỗ tai trái, phải
Ngứa lỗ tai trái, phải có thể do một số nguyên nhân sau:
Viêm tai
Viêm tai xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào ống tai hoặc do nước trong tai không được vệ sinh sạch sẽ và tích tụ lâu ngày. Điều này gây ra các triệu chứng ngứa lỗ tai phải, ngứa lỗ tai trái ở nhiều người mắc phải.
Bệnh nhân bị viêm tai cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Hạn chế để viêm tai phát triển nặng và lan sang các vùng khác.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai có thể xảy ra khi bị cảm lạnh, sổ mũi, viêm họng, dị ứng và có mủ trong tai giữa. Triệu chứng của nhiễm trùng tai bao gồm ngứa lỗ tai, ù tai, chóng mặt, có dịch vàng, và thính lực kém.
Ráy tai
Ráy tai có tác dụng bảo vệ lỗ tai khỏi bụi bẩn và nước. Ráy tai có thể tự đẩy ra khỏi ống tai để giúp tai sạch sẽ và thông thoáng.
Tuy nhiên, nếu ráy tai quá cứng hoặc có nhiều, tai không thể đẩy ra được bên ngoài, điều này có thể gây ngứa lỗ tai phải và tai trái. Khi bị ngứa lỗ tai, bệnh nhân nên lấy ráy tai từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, không nên tự mình đưa vật nhọn, dụng cụ cọ rửa tai hoặc tăm bông vào trong tai. Việc tự ý này có thể gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Nấm ống tai, nấm tai
Nấm tai là nguyên nhân gây ngứa lỗ tai phải và trái. Nấm tai xảy ra khi tai không được vệ sinh sạch sẽ hoặc do nhiễm trùng, viêm tai.
Khi mắc nấm tai, bệnh nhân thường bị ngứa lỗ tai, đau nhức ở tai, đặc biệt khi nhai hoặc ngáp. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như khả năng nghe kém, ù tai, chảy dịch trắng hoặc vàng,…
Do máy trợ thính
Máy trợ thính cũng là nguyên nhân gây ngứa lỗ tai phải và trái. Người sử dụng máy trợ thính không thường xuyên vệ sinh phần tai gắn máy, từ đó vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ gây ngứa tai.
Ngoài ra, người dùng máy trợ thính lần đầu có thể bị ngứa do áp lực của thiết bị. Để bảo vệ tai, người sử dụng máy nên thường xuyên vệ sinh cụm tai máy và điều chỉnh vị trí máy để phù hợp nhất.
Dị ứng
Khi bị dị ứng, người bệnh có thể bị sốt, nôn, mệt mỏi, phát ban, hoặc ngứa lỗ tai. Nếu là dị ứng thông thường, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu dị ứng kèm theo các triệu chứng khác như co giật, khó thở, tiêu chảy, mỏi tay chân,… Bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Mắc các bệnh về da
Khi mắc các bệnh về da như vảy nến, viêm da hoặc bị chàm da,… Người bệnh có thể bị ngứa lỗ tai do mầm bệnh xuất hiện trong tai. Các bệnh da liễu này làm cho da trong và xung quanh tai bong tróc, nổi mẩn đỏ và ngứa. Do đó, bệnh nhân cần vệ sinh vùng tai cẩn thận và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thói quen vệ sinh tai
Nguyên nhân chủ yếu gây ngứa lỗ tai là do thói quen vệ sinh tai không đúng cách. Bệnh nhân có thói quen ngoáy tai, sử dụng vật nhọn, cứng, tăm bông để ngoáy tai, điều này dẫn đến viêm tai. Khi viêm tai càng nặng, ngứa lỗ tai càng tăng lên.
Các yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân trên, ngứa lỗ tai phải và trái còn có thể do các yếu tố khác như:
- Bơi hoặc tắm trong môi trường nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng bịt tai khi bơi.
- Không vệ sinh sạch sẽ lỗ tai.
- Khi tắm, để nước vào trong tai.
- Tuyến bã nhờn tích tụ.
- Không vệ sinh tai nghe, máy trợ thính thường xuyên.
Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa
Khi bị ngứa lỗ tai phải và trái, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được nội soi và chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, hãy đi khám sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Hạn chế tự điều trị tại nhà hoặc mua thuốc không được kê đơn để điều trị.
- Ngứa lỗ tai kèm theo đau nhói.
- Chảy dịch.
- Sưng hạch.
- Thính lực kém, ù tai.
- Cảm giác mất thăng bằng.
- Sưng đau nhức dữ dội trong tai.
- Đau nhức ống tai, sốt, nôn, chóng mặt.
Điều trị bằng thuốc Tây theo chỉ định
Khi bị ngứa lỗ tai, hãy sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được kê đơn như: thuốc nhỏ viêm tai Ciprodex, thuốc trị viêm tai Hydrocortison, thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin 0.3%, thuốc Ofloxacin Otic,…
Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại nước muối hay thuốc nhỏ tai nào khi chưa đi khám và chẩn đoán bệnh từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ hoặc nước muối tại nhà theo chia sẻ của bác sĩ đều có thể gây nguy hiểm đến màng nhĩ và hệ thống bên trong ống tai. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ gia truyền nào đang bán trên thị trường.
Đối với trẻ em khi bị ngứa lỗ tai, viêm tai, bố mẹ không nên tự ý sử dụng nước muối hay bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào để nhỏ vào tai của bé tại nhà. Trẻ em cần được khám kỹ càng từ bác sĩ với các thiết bị nội soi chuẩn xác để sử dụng đúng thuốc nhất.
Để tránh tình trạng ngứa lỗ tai trái và ngứa lỗ tai phải, hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Rửa và làm sạch vành tai thường xuyên để giảm tế bào chết và bã nhờn bằng khăn mềm. Đảm bảo khăn mặt luôn giặt sạch, diệt khuẩn bằng nước nóng hàng tuần và để khô.
- Không tự ý sử dụng tăm bông và vật nhọn ngoáy vào tai.
- Không nên lấy ráy tai ở các tiệm tóc và địa điểm không chuyên về tai mũi họng. Hãy đến phòng khám hoặc bệnh viện tai mũi họng uy tín.
- Tránh nghe nhạc hoặc xem phim ở mức âm thanh lớn.
- Tránh để bụi bẩn, dị vật thâm nhập vào ống tai. Tránh để nước, dịch trong tai.
- Vệ sinh dụng cụ tai nghe thường xuyên.
- Không bơi hoặc tắm trong môi trường nước bẩn.
- Vệ sinh mũ bảo hiểm xe máy để tránh ẩm mốc, bụi bẩn ảnh hưởng đến vùng tai. Khi phải đi đường xa, hãy dừng nghỉ, tháo mũ đội ra để vùng tai được thông thoáng.
Tình trạng ngứa lỗ tai kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tai và gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ tin cậy khi có nhu cầu khám tai mũi họng tại Hà Nội. Hiện tại, khoa cung cấp đa dạng dịch vụ về tai mũi họng như viêm tai, viêm mũi xoang, viêm họng, mất thính lực,… với đội ngũ bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao và trang thiết bị y tế hiện đại.