Những Trường Đại Học Đầu Tiên Của Việt Nam

Chúng ta luôn tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt. Từ thời phong kiến đã có nhiều ngôi trường được thành lập để con em các thế hệ học tập. Đây là nền móng cho sự phát triển nền giáo dục hiện tại. Trong bài viết này, hãy cùng Huyền Đồ tìm hiểu những trường Đại học đầu tiên của Việt Nam nhé.

Trường Đại Học Y Hà Nội

Trường Đại Học Y Hà Nội trước đây là trường Đại học Y Đông Dương do người Pháp thành lập từ năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là bác sĩ Yersin – Danh y nổi tiếng thế giới. Đây cũng là niềm tự hào của bất cứ sinh viên, cựu sinh viên được theo học ở trường.

Trường Đại Học Y Hà Nội thành lập từ năm 1902
Trường Đại Học Y Hà Nội thành lập từ năm 1902

Từ khi thành lập đến năm 1945, trường dạy học hoàn toàn bằng tiếng Pháp và giảng viên, cán bộ trường cũng hoàn toàn là người Pháp. Sau năm 1945 khi miền Bắc lấy lại chính quyền, trường mới chuyển thuộc quản lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau đó vài năm đến năm 1961, trường tách ra thành 2 trường nhỏ là Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội như hiện tại. Hoạt động đến nay, Trường Đại Học Y Hà Nội đã đào tạo ra nhiều bác sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước như: Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tụng,…

Trường Đại Học Y Hà Nội là một trong 3 trường đại học đầu tiên của Việt Nam còn duy trì hoạt động đến nay. Trường hiện là trường top đầu trong đào tạo lĩnh vực Y học ở Việt Nam, là nơi mà nhiều thành tựu lớn của y học nước nhà và thế giới được tạo ra.

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại Học Quốc gia Hà Nội tiền thân là trường Đại học Đông Dương – thành lập từ năm 1906. Khi mới thành lập, trường thuộc quản lý của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Tuy nhiên trường chỉ giảng dạy được 1 khóa đầu tiên năm 1907 – 1907 sau đó bị đóng cửa do cổ vũ phong trào yêu nước.

Đến năm 1917, trường mới được mở lại, tiếp nhận sinh viên theo học. Cho đến năm 1945, trường là nơi đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên giỏi, là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đất nước giải phóng và thống nhất.

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Đến năm 1945, miền Bắc giải phóng, Nhà nước lấy lại chính quyền từ thực dân Pháp. Bác Hồ đã cho đổi tên trường thành Đại học Quốc Gia Việt Nam. Trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cán bộ chất lượng cao các lĩnh vực.

Sau đó trường đổi tên 1 lần nữa mới có tên là Đại học Quốc gia Hà Nội như hiện tại. Sau nhiều lần tái cơ cấu, đổi mới quản lý, hiện trường gồm 7 trường thành viên bao gồm:

  • Đại học Ngoại ngữ (ULIS)
  • Đại học Kinh tế (UEB)
  • Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS)
  • Đại học Công nghệ (UET)
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH)
  • Đại học Giáo dục (UEd)
  • Đại học Y Dược (UMP)

Đại học Quốc gia Hà Nội hiện tại là trường Đại học có khuôn viên rộng nhất trong các trường Đại học ở thủ đô. Chất lượng giáo dục của trường không ngừng được nâng cao, trở thành trường trọng điểm của quốc gia.

Trường Đại Học Sài Gòn

Trường Đại Học Sài Gòn cũng là một trong các trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Khi thành lập năm 1908 bởi người Hoa, trường có tên là Cao đẳng Sư phạm TPHCM.

Trường Đại Học Sài Gòn thành lập từ năm 1908 bởi người Hoa
Trường Đại Học Sài Gòn thành lập từ năm 1908 bởi người Hoa

Cùng Sài Gòn trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, trường vẫn luôn là cơ sở giáo dục chất lượng cao, đứng đầu khu vực miền Nam. Rất nhiều thế hệ sinh viên theo học tại trường đã và đáng cống hiến cho sự phát triển của đất nước hiện tại.

Trường Đại Học Sài Gòn hiện đào tạo 30 chuyên ngành Đại học đa lĩnh vực, nổi bật như Kỹ thuật, Kinh tế, Văn hóa, Chính trị, Sư phạm,… Ngoài ra trường còn đào tạo cả hệ Cao đẳng và Trung cấp nhiều chuyên ngành.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám được coi là cái nôi khởi đầu cho nền giáo dục cao học, là ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Dù đến nay, trường không còn duy trì hoạt động mà trở thành di tích lịch sử nhưng ý nghĩa của ngôi trường vẫn còn đó.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1070 với mục đích để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư đạo Nho. Cùng với đó, trường mở cửa cho Thái tử Lý Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) theo học.

Sau 6 năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám mở rộng ngoài dạy thái tử còn thu nhận con em các quan lại trong triều đến học. Trường duy trì dạy học nhiều năm, là nơi đào tạo nhiều quan lại cấp cao trong triều đình thời bấy giờ. Hàng năm trường tổ chức thi ghi danh bảng vàng để lấy động lực cho học sinh.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, dù hòa bình hay chiến tranh, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn luôn duy trì giảng dạy và là ngôi trường danh giá của người đạo học. Đến năm 1762, trường mở rộng thu nhận cả con em nhà thường dân theo học.

Dù hiện tại không còn hoạt động nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là di tích lịch sử chứng minh sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Nơi đây hiện nay được mở để làm nơi tham quan cho du khách trong và ngoài nước. Rất nhiều sĩ tử đã đến đây để cầu may mắn trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Trên đây là thông tin về những trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Chúng ta có đủ cơ sở để tự hào Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học lâu đời. Các thế hệ hiện tại và sau này sẽ tiếp nối truyền thống đó để đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.

huyendo

Tất cả bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và giúp bạn có thêm thông tin lựa chọn. Tiêu chí chúng tôi là đức năng thắng số.