Càn đặc trung cho trời và tố chất đột phá sáng tạo toàn bộ các vạch đều là vạch liền, tức vạch dương, đặc biệt ý nghĩa là tất cả những đơn quái kết nối để hợp thành trùng quái này, cả quẻ chủ lẫn quẻ hỗ, đều là Càn. Đó là tột đỉnh của dương lực.
Càn là ánh nắng sự can đảm lành mạnh và tích cực cùng theo đó còn mang hàm ý sự động thái và sự bền gan, trì chí. Nói rộng ra, Càn thay mặt đại diện cho thiên hà đang biến dịch không ngừng cho nên vì thế Càn cũng hàm ý sự mô phỏng tuyến phố của trời, con phố siêng năng suốt trong quãng cả ngày và con đường của sự cố gắng nỗ lực không ngừng lẫn sự chăm chỉ, siêng năng.
Kinh Dịch tìm cách áp dụng các nguyên tắc của trời đất vào công việc và hành xử đạo đức của con người. Càn thay cho tuyến phố của trời, còn quẻ tiếp đến Khôn, giải thích tuyến đường của đất. cả 2 trời và đất, đứng đầu trong Kinh Dịch.
Càn tượng trưng cho việc sung thịnh của vạn vật, trẻ trung và tràn trề sức khỏe tráng kiện và sum suê. Nhưng đang giữa sự cực dương thì âm tất sẽ nảy sinh vì thế lời khuyên là nên thật cẩn trọng Biết hãy chú ý sẽ tránh được điều bất ngờ và sự cố.
Quẻ Thuần Càn là gì?
Quẻ Thuần Càn được gây dựng nhờ sự nghiên cứu và điều tra của các ông Tổ trong nghành nghề tử vi phong thủy kinh dịch. Và để có công dụng như thời nay thì quẻ số 1 đã đi qua sự vun bồi, giải mã đặc biệt ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường lê dài Hàng trăm năm.
Quẻ Thuần Càn vốn vô cùng phức hợp theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn rất chi là tinh vi và để khai phá đặc biệt ý nghĩa quẻ bói tiên phong hàng đầu cũng vô cùng phức hợp cho tới thời buổi này không nhiều người có khả năng hiểu được quẻ hàng đầu Thuần Càn tương tự như 64 quẻ kinh dịch.
Dưới đây là lời giảng Quẻ Thuần Càn theo sách “Kinh dịch
Đạo của người quân tử” của học giả Nguyễn Hiến Lê
|||||| Thuần Càn (乾 qián)
Quẻ Thuần Càn, hay còn gọi là quẻ Càn (乾 qián), tức Trời là quẻ số 01 trong Kinh Dịch.
* Nội quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
* Ngoại quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
Dịch: Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.
Giảng: Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau, tác giả Thoán truyện (tương truyền là Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có đức “nguyên” vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức “hanh” vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức “lợi” và “trinh” vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) .
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức:
Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức “nguyên” của trời.
Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức “hanh” của trời.
Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức “lợi” của trời.
Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền – của trời.
Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi.
Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu “mới mẻ” hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh.
Hào từ:
Từ đây trở xuống là Hào từ, lời Chu Công đoán về mỗi hào.
初 九: 潛 龍 勿 用
Sơ cửu: Tiềm long vật dụng.
Dịch: hào 1 dương: Rồng còn ẩn náu, chưa (đem tài ra) dùng được.
Giảng: Người Trung Hoa cho con rồng là thần vật, rất biến hóa, lúc ẩn lúc hiện, mà lại thuộc về lòai dương, cho nên chu Công dùng nó để cho ta dễ thấy ý nghĩa các hào – đều là dương cả – trong quẻ Càn.
Hào 1, ở dưới thấp nhất, cho nên ví nó với con rồng còn nấp ở dưới vực sâu, chưa thể làm mây biến hóa được, còn phải đợi thời. Ý nghĩa rất rõ, Tiểu tượng truyện không giảng gì thêm. Còn Văn Ngôn truyện thì bàn rộng ra về cách sử sự của bâc thánh nhân, người quân tử : chưa gặp thời thì nên tu đức, luyện tài, không vì thế tục mà đổi chí, không cầu danh, ở ẩn, không ai biết mình cũng không buồn, không gì lay chuyển được chí của mình.
九 二 : 見 龍 在 田 . 利 見 大 人 .
Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào 2, dương: rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi.
Giảng: hào 2 là dương, ở giữa nội quái là đắc trung, như vậy là gặp thời, tài đức giúp ích cho đời được: lại thêm hào ứng với nó là hào 5, cũng là dương, cũng đắc trung (vì ở giữa ngọai quái); cho nên hào 2 có thể ví với con rồng đã rời vực mà hiện lên cánh đồng; mà cũng như người có tài đức gặp thời, nên kiến đại nhân).
Văn ngôn: khuyên người có tài đức gặp thời này nên giữ đức tín, đức thận trọng trong ngôn, hành, tránh tà bậy, giữ lòng thành, giúp đời mà không khoe công, như vậy là giữ được đức trung chính của hào 2.
九 三: 君 子 終 日 乾 乾, 夕 惕 若. 厲, 无 咎.
Cửu tam: Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
Dịch: hào 3, dương: Người quân tử mỗi ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm, nhưng không tôi lỗi.
Giảng: Hào 3 là dương lại ở vị ngôi dương, như vậy là rất cương, mà không đắc trung. Hơn nữa, nó ở trên cùng nội quái mà chưa tiến lên ngọai quái, nghĩa là ở một chỗ chông chênh, rất khó xử, cho nên bảo là nguy hiểm (lệ). Nhưng nó vẫn là quân tử, có đức tự cường không ngừng, rất thận trọng, lúc nào cũng như lo sợ, cho nên tuy gặp thời nguy mà cũng không đến nỗi tội lỗi.
Văn ngôn bàn thêm: người quân tử giữ trung tín để tiến đức; sửa lời nói (lập ngôn) vững lòng thành để lập sự nghiệp . . .nhờ vậy mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo (coi tòan văn ở phần I, Chương II . .. )Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2
九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎.
Cửu tứ: Hoặc dược, tại uyên, vô cữu.
Dịch: Hào 4, dương: như con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực (biết tùy thời như thế thì) không lầm lỗi.
(Có người dịch là như con rồng có khi bay nhảy trên vực sâu, không lầm lỗi).
Giảng: Hào 4 là dương ở vị (ngôi) âm, như vậy là bất chính và bất trung; nó lại cũng như hào 3 ở địa vị chông chênh, mới rời nội quái tiến lên ngọai quái, tiến chưa chắc đã tốt mà thóai thì dở dang. Cho nên phải thận trọng xem xét thời cơ, nên tiến thì tiến (như con rồng bay nhảy) nếu không thì chờ thời (con rồng nằm trong vực), cho nên Chu Công dùng chữ “hoặc”: không nhất định.
Tuy bất chính, bất trung như nó có chất cương kiện (hào dương trong quẻ Càn) nên cũng như hào 3 là bậc quân tử , biết giữ tư cách, biết tùy thời, và rốt cuộc không có lỗi.
Hào này chỉ khác hào 3 ở chỗ nó có thể tiến được, còn hào 3 chưa thể tiến được.
Văn ngôn không giảng gì khác, chỉ khuyên người quân tử tiến đức tu nghiệp, chuẩn bị cho kịp thời để có lúc ra giúp đời.
九 五 : 飛 龍 在 天 , 利 見 大 人.
Cửu ngũ: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào 5, dương: Rồng bay trên trời, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.
Giảng: Hào 5 là dương ở vị (ngôi) dương cao nhất trong quẻ lại đắc trung (ở giữa ngọai quái), như vậy là có đủ những điều tốt,vừa cao quí vừa chính trung. Nó lại được hào 2 ở dưới ứng với nó, mà hào 2 cũng cương kiện, đắc trung như nó. Nó là hào tốt nhất trong quẻ , cho nên ví nó với con rồng bay trên trời, và ngôi của nó là ngôi chí tôn (ngôi vua).
Chữ đại nhân (người có tài đức) trỏ cả hào 5 lẫn hào 2: hai đại nhân ở hai hào đó nên gặp nhau, hợp lực với nhau thì có lợi.
Văn ngôn giảng thêm rất rõ và hay về bốn chữ lợi kiến đại nhân: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô; mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật đều trông vào (…) Mọi vật đều theo loài của nó” (Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (…) các tùy kỳ loại dã).
上 九 . 亢 龍 有 悔.
Thượng cửu: Kháng long hữu hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Rồng lên cao quá, có hối hận.
Giảng: hào dương này ở trên cao của quẻ , cương kiện đến cùng rồi, như con rồng bay lên cao quá, không xuống được nữa, nếu vẫn còn hành động thì sẽ có điều đáng tiếc, vì lẻ thịnh quá thì tất suy, đầy thì không được lâu, (doanh bất khả cửu).
Văn ngôn: giảng thêm: Hào 5 địa vị rất quí (vì ở trên cao hơn hết) nhưng không có ngôi, cao mà không có dân (vì hào 5 là vua mới có dân), các người hiền ở dưới mình mà không giúp đỡ mình (vì hào 3 tuy ứng với hào 6 nhưng lại ở nội quái, mà giữa hào 3 và hào 6 có hào 5 là vua làm chủ hào 3 rồi) cho nên hào 6 mà họat động thì tất có điều phải ăn năn.
Tóm lại thời của hào này là thời không nên họat động gì cả, sớm rút lui đi thì còn giữ được tư cách người quân tử .
用 九 . 見 群 龍 無 首 . 吉 .
Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ. Cát.
Dịch: (nghĩa từng chữ) Dùng hào dương: thấy bầy rồng không có đầu, tốt.
Chú thích: chu Hi giảng: Gặp quẻ Càn này mà sáu hào (dương) đều biến (ra âm) cả, tức là cương mà biến ra nhu, thì tốt. Thánh nhân dùng cái tượng bầy rồng (sáu hào dương) mà không đầu (tức là nhu) để diễn ý đó.
J. Legge, R. Wilhelm đều hiểu theo Chu Hi mà không giảng gì thêm. Duy Phan Bội Châu đưa thêm ý kiến riêng, đại ý bảo “Dụng cửu” không phải là một hào. “quần long vô thủ” là sáu hào dương đều biến cả. Con rồng họat động khác thường là cốt ở cái đầu. Sáu hào dương đã biến (ra âm) hết thì không còn hình tích họat động nữa, cho nên gọi là rồng không đầu.
Nhưng cụ cũng nhận rằng đó chỉ là mặt chữ mà giải thích nghĩa đen thôi, chứ cái “ý thâm diệu của thánh nhân thì sâu xa huyền bí quá” Nghĩa là lời kinh tối nghĩa quá, cụ không hiểu nổi.
– Cao Hanh hiểu khác, bảo “bầy rồng không đầu, nghĩa là bầy rồng đã bay lên trời, đầu bị mây che, nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cưỡi mây lên trời, tốt”.
Cách giảng đó dễ hiểu, nhưng hai chữ “dụng cửu” có nghĩa gì đây, phải là một “hào” mới không, thì ông không cho biết. Cứ theo cách ông giảng “dụng lục” của quẻ Khôn – coi quẻ sau – cho “dụng lục” là một hào, thì chắc ông cũng cho “dụng cửu” của quẻ Càn là một hào. Nếu vậy thì “hào” này ra sao? Có phải là cả sáu hào của quẻ đều từ dương biến ra âm, như Chu Hi giảng không ?
– Tào Thăng giải nghĩa khác nữa: “Cửu “ là hào dương biến; “dụng” là lợi dụng, “vô thủ” là không có đầu mối. Đạo Càn (quần long) vận hành, biến hóa kỳ diệu, vạn vật nhờ đó mà thành công, nhưng cái lý do nó không thể thấy được (vô thủ), hễ dùng nó hợp thời thì tốt.
Vậy cơ hồ Tào không cho “dụng cửu” là một hào, mà chỉ có nghĩa là cách dùng quẻ Càn.
– Chu Tuấn Thanh trong “Lục thập tứ quái kinh giải” – Cổ tịch xuất bản xã – đưa ra một cách giải nữa cho “Dụng cửu” là tóm lại nghĩa của sáu hào thuần dương, Thuần dương là cái đức của trời, là gốc của vạn vật không có gì ở trước nó được, ở trước nó thì xấu, theo sau nó thì tốt. Đó là ý nghĩa của hai chữ “vô thủ” Nghĩa này theo tôi, khó chấp nhận được.
– Nghiêm Linh Phong trong “Chu Dịch tân luận” – Chính trung thư cục –dẫn nhiều thuyết nữa.
Thuyết của Vương An Thạch, Đô Khiết, cho câu: “dụng cửu: Kiến quần long vô thủ, cát “không phải là một tiết riêng mà chỉ là tiếp theo tiết Thượng cửu”
Thuyết của Ngô Nhân Kiệt, bảo các bản Dịch thời cổ, cho đến đời Phi Trực nhà Hán không có hai chữ “Dụng cửu”, đời sau thêm vào v.v. . .
Tóm lại câu “dụng cửu . .” này, tới nay vẫn còn là một bí mật, không ai hiểu rõ nghĩa, tòan là đóan phỏng. Nếu coi nó là một hào thứ bảy tức trường hợp cả 6 quẻ Càn biến một lần ra âm hết, thì trường hợp đó cả ức triệu lần chưa chắc đã xảy ra một (1), các sách bói, đóan số không khi nào dùng nó cả. Về triết lý, thì ý nghĩa của nó chẳng có gì đặc biệt, cũng chỉ là biết cương mà cũng biết nhu, hợp thời mới tốt.
Chỉ tiết hóa từng sự việc cho biết:
- Xem sự nghiệp: Bây Giờ khó khăn mai sau thành công xuất sắc
- Xem nhậm chức: không được
- Xem nghề nghiệp: chuyển nghề phải chờ thời cơ.
- Xem tình yêu: Nam có duyên phận, nữ thì không. Xem hôn nhân: giữa chừng không thành, nữ thì tốt. Xem đợi người: sẽ đến muộn.
- Xem xuất hành đi xa: nên chờ thời cơ khác.
- Xem sự việc: nếu có tính thiện thì không biến thành ngăn trở.
- Xem bệnh tật: ốm còn nặng.
- Xem thi cử: đạt hiệu quả
- Xem mất của: khó tìm.
- Xem người đi xa: sẽ tới nơi phương đến.
Nếu dự báo theo hào động cho biết:
Nếu động hào 1:
báo công danh sự nghiệp sự nghiệp, thi tuyển đều sở hữu cơ thành đạt. Nếu có dự muốn và làm các gì thì tháng Năm âm theo Tiết khí sẽ toại chí., còn riêng đối với người tuổi Thân, Mùi vào thời điểm tháng 7 và 8 đạt như mong muốn
Nếu tiến hành việc gì phải dựa vào sự trợ giúp của người khác. Người địa vị cao không nên cao ngạo, gặp vất vả không bi quan. hành động hợp lẽ sau cùng thành công xuất sắc
Nếu kinh doanh và công việc làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: cuống quýt muốn thành công ngay sẽ bắt gặp bất lợi ngay và hao tổn tiền của.
- Xem khai trương: chưa nên thực thi vi thời cơ chưa tới
- Xem buôn bán và giao dịch: chưa xuất hiện thời cơ, nếu cứ thực hiện bản thân thiệt thòi, nên đợi thời điểm tiếp nữa.
Bài viết hay :
- 12 quẻ kinh dịch tốt bạn không nên bỏ qua
- Những điều bạn chưa biết về Tử vi người tuổi Tuất
- Các app hoặc ứng dụng lấy lá tử vi chính xác nhất năm 2020
- Cách xem phong thủy nhà ở hữu ích 2021
- Sơn nhà theo phong thủy hợp với từng tuổi
Nếu động hào 2:
báo mọi sự Dường như có sự tương hỗ của thần linh, mọi mưu vọng có năng lực toại nguyện. công danh và sự nghiệp quan lộc, sự nghiệp, tiền đồ, phúc thọ đều đạt, duy cầu tài (kinh doanh, buôn bán) không đạt. người dân có địa vị cần theo chính nghĩa cần trọng dụng người tài đức.
Nếu kinh doanh thương mại và công việc làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: hiện tại đang tương đối tốt, có khả năng phát lộc
- Xem khai trương: nên tiến hành sau thành lập khai trương còn có quý nhân giúp.
- Xem buôn bán và giao dịch: bản thân và đối tác chiến lược đạt ý nguyện, sau giao dịch có tài lộc không hề nhỏ
Nếu động hào 3:
báo phải lành mạnh và tích cực cầu tiến, đang có một dịp may, đề phòng dễ mất cơ hội nếu thực hiện phải động thái đến cùng.
Việc tiến hành nên vào trước: tháng 5 (Ngọ) hay năm Ngọ, ngày Ngọ.
Việc làm đang thuận lợi nhưng phải làm gấp mới đạt.
Nếu Marketing Thương mại và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: tài vận chưa đến nếu cứ gấp gáp xúc tiến vụ việc sẽ thất bại.
- Xem khai trương: chưa nên triển khai cho dù bản thân đã sẵn sàng kỹ, nếu cho Marketing Thương mại thì lại không nên
- Xem kinh doanh và giao dịch: khi quan hệ với đối tác phải khiêm nhường, phô trương sẽ thất bại; kinh doanh thông thường
Nếu hào 4 động :
báo sự thành công còn phải chờ ngày sau, Bây Giờ cần chí lớn. Tuổi trẻ mà đắc chí, tự mãn, tự thỏa mãn với cái gì đã có thì nhanh suy tàn, thất bại.
Báo: cần phải có sự cẩn trọng lúc ban đầu (hay tiền vận) có khó khăn sau ở đầu cuối đạt kiến nghị Không hấp tấp vội vàng mà hỏng việc. Nửa năm đầu không thuận tiện nửa năm tiếp theo mới thành công xuất sắc
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: chỉ chiến thắng khi bản thân nắm chắc thời cơ.
- Xem khai trương: chưa có thời cơ cho khai trương mở bán công việc
- Xem kinh doanh và giao dịch: cần nghiên cứu và phân tích kỹ thực trạng so sánh được mất, nếu không làm được điều đó thì dừng lại
Nếu động hào 5:
báo động thái phải đợi thời cơ, nông nổi làm hỏng việc lớn. Nếu thời cơ đến phải động thái ngay vì có không ít thuận lợi Gặp thời cần đem hết trí lực ra để Giao hàng cộng đồng làm lợi bản thân.
Nếu kinh doanh và công việc làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: đang vượng phát, lợi dụng thời cơ đó mà sinh tài lộc
- Xem khai trương: đã có thời cơ triển khai sau thành lập khai trương mọi việc đều như yêu cầu
- Xem kinh doanh và giao dịch: kinh doanh có lợi nhuận cao, giao dịch thành công xuất sắc và như mong muốn
Nếu hào 6 động:
báo vạn sự khó hay dễ đều do mình quyết định Nên động thái và cầu mong những điều hợp với sức của mình cần thực tiễn hơn vậy thì mới thành công
Mọi việc có thành hay không chờ vào ở thời điểm cuối năm tháng Chạp, cần nhẫn nại đợi chờ.
Nếu Marketing Thương mại và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: hiện giờ đang đi xuống, mọi việc cần cẩn trọng
- Xem khai trương: chưa nên thực thi
- Xem buôn bán và giao dịch: buôn bán đi xuống, giao dịch khó thành.
Trên đây là tổng hợp kiến thức quẻ thuần càn hay còn gọi quẻ kiền được huyền đồ tổng hợp lại từ nhiều nguồn. Rất mong nó sẽ hữu ích cho bạn .